Giữa những ngày tháng Tư lịch sử, Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang đã tổ chức trưng bày, triển lãm tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của biển, đảo Việt Nam.
Năm 2015, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Triển lãm trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" tại tỉnh thu hút hàng trăm cơ quan, tổ chức, hàng nghìn người dân trên địa bàn đến tham quan. Ngay sau khi kết thúc triển lãm đó, nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật được Bộ Thông tin và Truyền thông bàn giao lại cho tỉnh. Bảo tàng tỉnh là đơn vị tiếp nhận toàn bộ nguồn tài liệu quý giá này, trực tiếp quản lý và tiếp tục phối hợp thực hiện nhiều cuộc triển lãm tại các địa phương, đơn vị, trường học, mang lại hiệu quả tuyên truyền tích cực.
Bạn đang xem: Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền hoàng sa và trường sa của việt nam
Dịp này, Bảo tàng tỉnh trưng bày 80 hình ảnh, 42 hiện vật do Bộ Thông tin và Truyền thông tặng tỉnh Bắc Giang với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý”, Những bản đồ và tư liệu trưng bày tại Bảo tàng tỉnh lần này là một phần bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Nguồn tư liệu cho thấy các nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến đến thời kỳ xã hội chủ nghĩa ngày nay, đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và nhiều vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam. Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được soạn vẽ, xuất bản từ thế kỷ XVI đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng các em học sinh thăm trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Xem thêm: Cách Làm Máy Ấp Trứng Bằng Thùng Xốp Gia Đình, Kinh Nghiệm Ấp Trứng Vịt Hiệu Quả Bằng Thùng Xốp
Các nhóm tư liệu chính như: Phiên bản của các văn bản Hán - Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Đông Dương, thay mặt nhà nước Việt Nam đương thời, ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, khẳng định quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đặc biệt là các châu bản triều Nguyễn (từ triều Gia Long đến triều Bảo Đại) ban hành liên quan trực tiếp đến vấn đề khai thác, quản lý, xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới triều Nguyễn (1802 - 1945). Phiên bản của các văn bản hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam ban hành trong thời kỳ 1954 - 1975 tiếp tục khẳng định quá trình quản lý hành chính, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phiên bản của các văn bản hành chính của nhà nước Cộng hòa XHCH Việt Nam ban hành từ năm 1975 đến nay tiếp tục khẳng định thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và những vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Các đại biểu tham quan trừng bày tại Bảo tàng tỉnh
Cùng với việc trưng bày tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, trưng bày chủ đề “Các dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” thông qua 180 ảnh về các dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông bàn giao cho Bảo tàng tỉnh năm 2021 và trưng bày “Những kỷ vật đi cùng năm tháng” với 40 hình ảnh, gần 200 hiện vật tiêu biểu là những kỷ vật của quân và dân Bắc Giang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược.
Những năm qua, Bắc Giang không ngừng đẩy mạnh nhiệm vụ tuyên truyền về chủ quyền biển đảo. Cùng với tổ chức tuyên truyền trực quan, các cơ quan báo chí truyền thông của tỉnh đã thường xuyên thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng và các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta, trong đó có Luật Biên giới quốc gia, Luật biển Việt Nam, Nghị quyết TW4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, những nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tuyên bố ứng xử các bên ở Biển đông (DOC), Luật Thủy sản, Luật Hàng hải Việt Nam... Đài PT&TH Bắc Giang duy trì chuyên mục “Hướng về Biển Đông” trên sóng phát thanh và truyền hình, trên trang thông tin điện tử. Báo Bắc Giang duy trì chuyên trang “Biển đảo quê hương”, tập trung tuyên truyền những thành tựu trong phát triển kinh tế- xã hội gắn với quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lực địa của Tổ quốc; nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống vùng biển, ven biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc; đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam…
Trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” thêm một lần nữa khẳng định tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân trong tỉnh nói riêng, kiều bào ta ở nước ngoài, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trong công cuộc gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; cũng như nhắc nhở mỗi người dân trên địa bàn tỉnh luôn biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc./.